KĨ THUẬT TRỒNG RAU CẦN TÂY NĂNG SUẤT
- Đặc điểm cây rau cần tây
Cây cần tây có nguồn gốc xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp, ở Việt Nam ngày nay cần tây được trồng phổ biết khắp các tỉnh thành và một trong những món ăn kèm phổ biến được nhiều người ưu chuộng.
- Rễ: rễ chùm, thô, hơi sần sùi, màu nâu nhạt. Từ trục chính mọc ra nhiều rễ nhỏ, tập trung nhiều nhất là ở phần tiếp xúc giữa thân và rễ, các rễ phân thành nhiều rễ thứ cấp, phát triển mạnh.
- Thân: thân mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1,5 m. Thân có nhiều rãnh dọc, các nhiều cành mọc thẳng đứng.
- Lá: Lá có hình mắt chim, dưới gốc có cuống lá, thuôn dài có 3 cách, mép lá lượn tai bèo. Lá được xẻ thành 3 mảng hoặc không chia tùy theo điều kiện phát triển của cây.
- Hoa: Hoa nhỏ màu trắng nhạt, hoặc xanh lục nhạt, gồm nhiều tán. Hoa ở đầu cành có tán dài hơn cách tán còn lại
- Quả: Quả cần tây có hình trứng, hình cầu. Xung quanh có vạch lồi chạy dọc theo thân quả.
- Thời vụ trồng rau cần tây
Cần tây được trồng quanh năm tại Việt Nam, thời vụ cho năng suất cao nhất là vào đầu xuân và cuối mùa hè, đối với mùa hè tại cái tỉnh miền bắc nên trồng dưới các tán cây hoặc có biện pháp cho bớt nắng cho cây bằng lưới cắt nắng.
- Đất trồng rau cần tây
Đất trồng ngò tây là đất tơi xốp, chưa nhiều mùn, nhiều phân hữu cơ. Độ pH thích hợp từ 5,8-6,8. Các chân đất phèn chua hoặc quá mặn không trồng được.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cần tây
4.1. Làm đất:
Đất cần được cày xới, phơi ải 7-10 ngày trước khi lên luống.
Xử lý đất bằng vôi trước khi gieo trồng. Lượng bón từ 70kg - 100 kg/ 1.000m2.
Lên luống: cao 20-25cm, rộng 1,2-1,5m, rãnh rộng 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề.
4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Gieo hạt:
+ Sau khi chuẩn bị xong đất tiến hành gieo hạt vào luống. Lượng hạt giống từ 1-1,2 kg cho 1.000 m2. Trước khi gieo hạt cần ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 1-2 tiếng. Do hạt giống nhỏ nên có thể trộn cùng với tro bếp hoặc cát để rắc hạt đều trên mặt luống, tránh chỗ dầy chỗ mỏng.
+ Gieo hạt xong rải thuốc Basudin 10H trừ kiến, dế, mối trong đất và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh. Tưới nước để giữ ẩm độ. Sau khi gieo 20-25 ngày, hạt nẩy mầm.
- Bón phân:
+ Bón lót: Tiến hành bón lót cho cây trước khi gieo hạt, sau khi làm đất xong tiến hành bót lót luôn vào luống, lượng phân bón lót như sau (Tính cho 1.000m2):
Phân chuông hoai mục: 500 -600kg
Phân siêu lân hữu cơ 1kg
Sau khi bón phân xong, xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất thật đều.
+ Bón thúc: Sau khi gieo hạt khoảng 35-40ngày thì tiến hành bón thúc cho cây, cách 7 ngày phun phân bón lá hữu cơ 1 lần.
Cách bón: Hòa tan phân vào nước để tưới trực tiếp lên cây. Kết hợp với tỉa cây, dặm cây cho đều trên mặt luống.
Các lần bón tiếp theo cách nhau 10-15 ngày bón một lần.
Ngoài ra còn có thể dung thêm phân bón lá như:Siêu lân hữu cơ để phun cho cây, định kỳ 7-10 ngày phun 1 lần, nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
- Tưới nước:Cây cầntây dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.Cây cần tây ưa ẩm vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém. Nhưng cũng cần có hệ thống thoát nước tốt để chống úng cho ngò tây mỗi khi có mưa to và kéo dài.
5 . Phòng và trị sâu, bệnh hại
- Rệp hại
+ Triệu chứng: rệp chỉ sống trên những lá non và chúng thích cư trú ở mặt dưới lá. Rệp thường gây hại những lá non, làm cho các lá này bị quăn lại, nặng nó có thể làm biến dạng hoa sau này.
+ Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...
- Sâu ăn lá (Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ ...)
- Triệu chứng: Gây hại trong thời kỳ cây sinh trưởng, lá bị sâu ăn chất lượng giảm, bị nặng mất thu hoạch.
- Phòng trừ: sử dụng Sherpa 25EC liều lượng 20-30ml/16L, Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/bình 16L, Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/bình 16L
- Bệnh thối gốc
+ Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo đột ngột. Gốc, thân bị nhiễm bệnh thì bị thối mềm và có màu nâu tối lan rộng lên phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc.
+ Phòng trừ:Đảm bảo đất thoát nước tốt, duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa vụ trồng.
Sử dụng thuốc Alietle 800WG, Ridomil Gold 68WP để phun phòng trừ bệnh
- Bệnh cháy lá
Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm lại, lá bị cong, mép là cháy mắt diệp lục, vết cháy lan dần vào trong là hỏng lá.
+ Phòng trừ: Đảm bảo độ ẩm tốt cho cây, phun thuốc Bavisan 50WP, RidomilGold 68WP.
- Thu hoạch
Sau khi trồng được 100-140 ngày cây cao 30-45cm có thể tiến hành thu hoạch, có thể thu hoạch bằng cách nhổ cả cây sau đó đem ra khu sơ chế nhặt bỏ lá già, lá sâu bệnh rồi rửa sạch mang đi tiêu thụ. Hoặc tiến hành thi hạch các lá bẹ xung quanh gốc.
- Bảo quản
Hàng sau khi sơ chế được đóng trong túi bảo quản có đục lỗ để đem đi tiêu thụ. Nếu vận chuyển đi xa sau khi bao gói xong cho thùng carton cho vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 6-80C, ẩm độ 85-90%, sau đó dùng xe lạnh để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Nguồn: Quốc Gia Xanh tổng hợp
#phanbon #cantay #raucantay #chondat #chongiong #lamdat #trongvachamsocsanday #phongtrusaubenh #humicmaxus #sieulanhuuco #phanbontocu #thuhoach #baoquan #chuybonphan #quocgiaxanh
- Siêu lân Hữu cơ 500g
- Lớn trái nhanh 1 kg
- To củ khoai mì, khoai lang 1kg
- Humic max us 200g
- Lớn trái dưa hấu 500g
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ
VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU
BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY
CẮT TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO CÂY CÀ PHÊ
CÁCH CỐ ĐỊNH, TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO DÂY HỒ TIÊU
CẮT TỈA CÀNH, TẠO DÁNG CHO CÂY SẦU RIÊNG
KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH CHO CÂY NHÃN, VẢI
CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY CHANH DÂY
BỆNH HÉO RŨ TRÊN CHANH LEO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH ĐỐM NÂU (BÃ TRẦU) TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH VIRUS PHẤN TRẮNG TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.
Tel: 02573 06 678 Hotline: 0843 477 788
Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com
Website: http://phanbonquocgiaviet.com