KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU TÍA TÔ

KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU TÍA TÔ

Tía tô không chỉ nổi danh là một loại lá với nhiều chức năng tuyệt vời trên lĩnh vực Y học mà nó còn là thứ gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của mọi gia đình Việt. Trồng tía tô bằng thùng xốp đang được nhiều ưa chuộng bởi có thể trồng cây ngay trên ban công, sân thượng hay hành lang nhà mình đều rất tiện.

  1. Sơ lược

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Breit, Perillaocymoides L., Perilla nankinensis (Lour.) Decne

Họ Hoa môi (Labiatae)

Tía tô là một loại cây dễ trồng. Chính vì thế bạn có thể trồng chúng vào bất cứ mùa nào trong năm. Nhưng nên trồng vào hai vụ:

Vụ xuân: Bạn nên gieo hạt từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3. Đợi đế khi cây con có 4 tới 8 lá là bạn có thể mang tía tô đi trồng được rồi.

Vụ thu: Thời điểm này bạn nên gieo từ tháng 6 đến tháng 8. Lúc này cây sẽ ra hoa kết quả sớm.

Điều kiện tự nhiên trồng tía tô:

Nơi sinh trưởng tốt nhất của tía tô là ở vùng khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Nhiệt độ tối ưu cho sự nảy mầm và tăng trưởng là khoảng 20 ° C. Nhiệt độ không được giảm dưới 10 ° C. Tía tô cần ánh sáng và nhiều nắng. Nơi sinh trưởng tốt nhất của tía tô là ở vùng khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Để sản xuất hoa tía tô đòi hỏi điều kiện ngày ngắn. Nó chịu được độ pH của đất là 5-7,5 và phát triển mạnh trong đất cát giàu chất hữu cơ.

Dụng cụ

Bạn có thể tận dụng thùng xốp, thau, chậu, khay có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây tía tô.

Lưu ý: Dưới đáy dụng cụ trồng đục vài lỗ để thoát nước cho cây.

Đất trồng cây tía tô:

Tía tô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất nhưng không mất quá nhiều thời gian, có thể mua đất trộn sẵn như đất sạch hữu cơ trồng rau với các thành phần chính đều có nguồn gốc hữu cơ: Phân compost, mùn dừa, vỏ trấu nguyên cánh, vỏ cây…Hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn…

Giống cây tía tô

Giống sử dụng trồng cây tía tô thường được trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên, phương pháp gieo hạt cho năng suất cao hơn. Hạt giống nên mua ở các cửa hàng uy tín.

Trồng cây tía tô bằng phương pháp gieo hạt

Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 4-8 giờ. Gieo hạt vào thùng xốp đã chuẩn bị đất sẵn, phả đất cho bằng phẳng. Sau đó phủ một lớp đất mịn mỏng khoảng 1cm. Tiếp theo phủ xơ dừa, hoặc vỏ trấu lên trên.

Gieo hạt đảm bảo khoảng cách 30cm giữa các cây.Khi hạt nẩy mầm phải gỡ xơ dừa ra để cây mọc cứng. 30 – 35 ngày sau gieo khi cây có 5 – 6 lá thật thì tiến hành tỉa cây.

Trồng cây tía tô bằng phương pháp giâm cành

Chiều dài mỗi nhánh giâm khoảng 20cm. Cắt bỏ lá và chừa đọt lại các tược nhỏ ở các nách lá.Sau khi trồng cành chiết vào khay chúng ta tưới đủ ẩm, để ở nơi thoáng mát. Sau 40 ngày, cây ra chồi nhiều thì đem trồng vào thùng xốp.

Cách chăm sóc cây tía tô:

Đặt cây ở nơi nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời để phát triển.

Thay vì tưới một ít mỗi ngày, bạn nên tưới nhiều nước vài ngày mỗi tuần. Điều này cung cấp độ ẩm đến tận rễ và cho phép cây tiếp tục hút ẩm xung quanh khi nó cần.

Thường xuyên thu gom các lá úa dưới gốc, làm cỏ xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.

Khi gieo trồng được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 – 30 bón phân 1 đợt cho cây.

Lá tía tô hiếm khi mắc bất kỳ loại bệnh nào và chúng có khả năng xua đuổi hầu hết các loài côn trùng nhờ mùi đặc trưng.

Chăm sóc và bón phân

Sau khi trồng tía tô 40 ngày là có thể thu hoạch. Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 – 20 ngày thu 1 lần. Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với bón phân cho cây.

- Sử dụng phân bón lá, hoặc phân bón hữu cơ như: Siêu lân hữu cơ. Phun hoặc tưới đều trực tiếp lên cây, lá. Cách 7-10 ngày tưới 1 lần và phun hoặc tưới 3 - 4 lần phân bón Siêu lân hữu cơ để mang lại hiệu quả cao

Thu hoạch tía tô

Khi năng suất đợt sau giảm hơn đợt trước > 20% thì phá bỏ để gieo đợt khác hoặc trồng cây rau màu khác.

Thu hoạch làm rau gia vị: Sau khi trồng 25 – 30 ngày có thể thu hoạch. Nếu cắt tỉa ta thường dùng liềm hay dao sắc cắt cây cách mặt đất khoảng 10 cm, chừa lại 2 – 3 tầng lá để cây có thể đâm chồi cho đợt thu hoạch sau. Mỗi đợt cắt có thể thu 50 – 60 kg cho 100 m2 . Nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch nhiều đợt.

Thu hoạch làm thuốc: phơi khô, lấy lá, quả cất riêng, cây có thể rửa sạch đất, phơi khô, bó lại từng bó, để trong bao bì rồi bán làm thuốc cùng với hạt và lá.

Thu hoạch giống: Khi hạt chắc, lá già và khô dần, ta cắt cả cành hoặc nhổ cả cây về phơi trong mát, rũ lấy hạt, phơi lại vài nắng (nhưng tránh nắng to) cho khô hẳn, để nguội, trộn ít tro cho vào bình đậy kín để làm hạt giống. Cành, cây thì phơi khô làm thuốc.

Nguồn: quocgiaxanh tổng hợp 

#phanbon #rautiato #raumau #tiato #rau #sạnday #chondat #chongiong #lamdat #trongvachamsocrautiato #phongtrusaubenh #humicmaxus #sieulanhuuco #phanbontocu #thuhoach #baoquan #chuybonphan #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TIÊU

CẮT TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO CÂY CÀ PHÊ

CÁCH CỐ ĐỊNH, TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO DÂY HỒ TIÊU

KỸ THUẬT ĐỐN TỈA CÂY CHÈ

CẮT TỈA CÀNH, TẠO DÁNG CHO CÂY SẦU RIÊNG

KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH CHO CÂY NHÃN, VẢI

CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY CHANH DÂY

BỆNH HÉO RŨ TRÊN CHANH LEO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH ĐỐM NÂU (BÃ TRẦU) TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH VIRUS PHẤN TRẮNG TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 06 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com