KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DONG RIỀNG

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DONG RIỀNG

 Bài viết này chúng ta hãy cùng Quốc Gia Xanh hướng dẫn Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dong riềng cho năng suất cao.

Cây Dong riềng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng ngắn: 250-280 ngày, cây cao trung bình (165-185cm). Năng suất củ tươi đạt: 45 - 60 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 13,36 - 16,4%. Cây Dong riềng có thể phát triển tốt ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng sông Hồng, có khả năng chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá. Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều loại đất kể cả các vùng đất nghèo dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng Dong riềng

Chọn đất trồng và làm đất trồng

Cây Dong riềng là cây dễ trồng với mọi loại đất như: đồi núi, vườn, sân bãi bạc màu, mặn cớm nắng…

  • Nhưng trên đất xốp pha cát, giàu chất dinh dưỡng thì cây phát triển mạnh, cho năng suất củ cao, củ đẹp và đạt chất lượng tốt hơn. Như ở các vùng đất bãi, phù sa ven bồi đất quen sông rất thích hợp trồng Dong riềng.

Dong riềng đỏ phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu do vậy làm đất phải chú ý cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.

  • Trồng trên đất đồi núi, đất đá, thì đào hố rộng khoảng 20cm x 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm rồi trồng, tuỳ đất nếu dễ đào có thể rộng hơn 20cm càng tốt. Đất đào ra để phía trên dốc, gặp mưa chảy tràn xuống hố, bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây, tránh hiện tượng xói mòn đất.
  • Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, đất đọng nước thì cần lên luống luống cao 20-30cm, tuỳ vào địa hình của đất mà chiều cao và chiều rộng sao cho phù hợp, và khả năng thoát nước cao tránh gây đọng nước úng thối củ vào mùa mưa.

Chuẩn bị đất trồng

Cần làm sạch đất bừa cày xới đất phơi ải và khử đất bằng vôi (hàm lượng tuỳ theo đất sao cho phù hợp), thực hiện trước 10-15 ngày khi xuống giống.

Bón lót: Trộn đất trồng với hỗn hợp phân chuồng hoai ủ hoặc 200kg phân hữu cơ Chim yến + 2 kg humic max us, 50kg NPK (20-20-15) để lót /ha, rải đều phân và cào bằng mặt luống, tưới nước để phân bón nhanh tan vào đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp.

Chọn giống

Mua giống nơi uy tín đảm bảo, giống không mang mầm bệnh. Chọn củ bánh tẻ nhiều mầm, không xây xát. Lượng giống: 1000-1800kg/ha, tùy theo kích cỡ củ giống.

Thời vụ trồng

 Dong riềng đỏ được trồng từ tháng 2 đến tháng 5, tốt nhất là vào giữa tháng 2.

Mật độ và khoảng cách trồng

Củ dong riềng đỏ là do quá trình phình to của thân rễ mà thành. Do đó, mật độ trồng khoảng 30.000-40.000 cây/ha (tùy theo địa hình đất mà mật độ trồng phù hợp).

Kỹ thuật trồng

 Sau khi xẻ rãnh hoặc bổ hốc xong, bón phân hữu cơ đã trộn với lân vào, phủ lớp đất mỏng, đặt củ vào, củ giống đặt sâu 12-15cm, mầm hướng lên và phủ lên trên lớp đất mỏng. Sau trồng nếu có rơm rạ (đã được khử trùng) phủ giữ ẩm mặt luống .

Bón phân cho cây trồng

  Bón thúc: Sau khi trồng từ 15-20 ngày, bón phân tùy vào thời gian phát triển của cây:

Bón thúc: 40g siêu lân hữu cơ  pha trong 16 -20 lít nước phun hoặc tưới đẫm. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải bón gốc 1-1,5kg  humic max us ( chỉ 1-2 lần) + 50-80kg NPK (20-20-15) ( có thể sử dụng hàm lượng phân NPK khác vẫn được, nhưng giai đoạn cây phát triển chọn hàm lượng % đạm cao hơn kali) + 200-300kg phân hữu cơ Chim yến bón gốc cho 1 lần/ha.

Bón gốc chia làm 3 giai đoạn:

+ Lần 1: khi cây 20 -25 ngày

+ Lần 2: khi cây 35-45 ngày

+ Lần 3: khi cây 55-65 ngày

Khi cây có củ thì trong thời gian cây ra củ nên bón thêm 40- 50g To củ (siêu Kali 8-6-45)  pha trong 16 -20 lít nước phun hoặc tưới đẫm. Định kỳ khoảng 7-10 ngày phun lại, phun khảng 2-3 lần. Thời gian này dùng phân bón gốc NPK với hàm lượng Kali cao để nuôi củ.

Bón cây phải cách gốc cây khoảng 10cm, sau khi bón phân tưới nước vừa đủ để cây hấp thụ phân. Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá mập mạp là được tránh tình trạng thừa phân. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Lưu ý bón phân: Tuỳ cây lớn hay nhỏ và tuỳ vào đất tốt hay xấu chúng ta có thể tăng hoặc giảm liều bón phân, sao cho phù hợp. Làm cỏ vun gốc rồi mới bón phân, tránh tình trạng phân bị cỏ hút chất dinh dưỡng.

Chăm sóc

 - Làm cỏ, xới xáo và vun luống: Làm cỏ trước khi bón phân và vun xới thường là những công việc kết hợp với nhau và tiến hành làm cùng đợt chăm sóc. Làm cỏ tránh gây trày xát cây hay trúng củ vào thời gian cây nuôi củ.

- Tưới nước: cây trồng vào mùa xuân nên có mưa phùn cây phát triển tốt có thể không cần tưới nước. Nếu trồng thời tiết nắng nóng nên tưới nước đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu phình to củ.

Chú ý: nên tưới vào sáng sớm hoặc khi chiều mát, tránh tưới nước vào buổi tối tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây Dong riềng

Dong riềng là loại cây ít bị sâu hại, một số loại sâu bệnh hại chính như: sâu khoang, bệnh cháy lá, ngoài ra còn xuất hiện câu cấu, sâu róm, bọ nẹt…

- Sâu khoang: Gây hại trên nhiều loại cây trồng trong đó có cây dong riềng đỏ, hại ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây hại nặng nhất khi cây 5-10 lá.

 Dùng thuốc Patox 95SP, Karate 2.5EC,... phun vào buổi chiều mát.

- Bệnh khô lá: Bệnh khô lá ở dong riềng thường xuất hiện ở giai đoạn 150-180 ngày sau trồng.

Dùng thuốc bảo vệ thực vật như: Chevin 5.0 SC ... phun thuốc ướt đều hai mặt lá.

Thu hoạch và bảo quản

 Thu hoạch: Khi thấy cây chuyển màu vàng, nhiều lá gần gốc đã khô, cây đã già có thể thu hoạch được. 

Bảo quản tinh bột Dong riềng:

Bảo quản dạng ẩm: Củ tươi không đem phơi mà cho vào túi bao xác rắn trong có lót một lượt nilon, sau đó đậy kín để nơi thoáng mát. Bằng cách này có thể để được 5-6 tháng sau chế biến.

Bảo quản khô: Củ tươi được đem đi phơi khoảng 4 - 5 nắng khi ẩm độ còn khoảng 12-13% thì đem đóng vào bao xác rắn có lót một lớp nilon, trải một lượt nilon bên trong rồi đổ bột khô vào đậy kín khi cần đem sử dụng. Bằng cách này có thể để tinh bột dong riềng từ 2-3 năm mà không sợ hỏng.

Công dụng củ dong riềng dùng làm thuốc: hỗ trợ trị viêm gan cấp tính, chữa té ngã bầm tím, bong gân, điều trị rong kinh cho phụ nữ, điều trị chướng bụng cho trẻ em, cầm vết máu,…

#phanbon #caydongrieng #dongrieng #chondat #chongiong #lamdat #trongvachamsocdongrieng #phongtrusaubenh #humicmaxus #sieulanhuuco #phanbontocu #thuhoach #baoquan #chuybonphan #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TIÊU

CẮT TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO CÂY CÀ PHÊ

CÁCH CỐ ĐỊNH, TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO DÂY HỒ TIÊU

KỸ THUẬT ĐỐN TỈA CÂY CHÈ

CẮT TỈA CÀNH, TẠO DÁNG CHO CÂY SẦU RIÊNG

KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH CHO CÂY NHÃN, VẢI

CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY CHANH DÂY

BỆNH HÉO RŨ TRÊN CHANH LEO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH ĐỐM NÂU (BÃ TRẦU) TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH VIRUS PHẤN TRẮNG TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com