KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẮN DÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẮN DÂY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

 Bài viết này chúng ta hãy cùng Quốc Gia Xanh hướng dẫn Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây SẮN DÂY cho năng suất cao.

1. Giới thiệu

Sắn dây là môt loại củ có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài công dụng y học, sắn dây còn là nguồn phân xanh và thức ăn cho gia súc. Cây sắn dây dễ trồng, không kén đất và có sức sinh trưởng tốt, nó có thể sống lâu năm, nó thường leo lên để chiếm lĩnh đỉnh cao, khi mọc cạnh một cây cao, nó sẽ leo lên tới tận ngọn của cây đó. Ta thường thấy, nó bám vào các dây thu lôi rồi leo lên tận mái nhà. Nó có thể dài tới hơn 10m. Rễ phát triển thành củ dài, to, lá kép, mọc so le gồm 3 lá. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt. Ngoài ra còn mang lại năng suất cao cho bà con.

Và theo Đông y có thể nói Sắn dây (cát căn) có vị ngọt, tính mát, có công dụng trị cảm cúm, cảm sốt, đau đầu, đau mình mẩy, sốt cao, môi khô, miệng khát, đại tiện bí kết, trị tăng huyết áp, đau đầu, trị bệnh tiểu đường… 

2. Cách trồng sắn dây

Chuẩn bị cây giống: Uơm giống tháng 02, dùng dây của cân sắn dây hoặc củ sắn dây.
Thời vụ trồng: Trồng từ tháng 3 đến tháng 10 – 11 thì thu hoạch nếu là sắn dây ta thì thời gian thu hoạch lâu hơn sắn dây Trung Quốc.

Chuẩn bị đất trồng:

Đất cày bừa kỹ sau đó đào hố trồng và bón lót, công việc chuẩn bị cần được tiến hành trước khi trồng là 15 ngày,
- Nếu trồng bằng hom thì qui cách hố 0,8m x 0,8m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m. (mật độ 2.500 cây/ha)
- Nếu trồng bằng bầu ươm thì qui cách hố 0,6m x 0,6m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m
Giống: Hiện nay có 02 loại giống
- Giống sắn dây địa phương (còn gọi là sắn ta): Thời gian sinh trưởng là 02 năm
- Giống sắn dây lai Trung Quốc: Thời gian sinh trưởng là 10- 12 tháng

Cách trồng:

Trồng bằng cách giâm hom:

Chọn cành bánh tẻ, cắt 01 đoạn sao cho có từ 02 – 03 mắt mầm, đem giâm vào trong bầu đất sau khoảng 01- 1,5 tháng thì có thể tiến hành đem trồng. (khi đem trồng nên kiểm tra xem cây đã phát triển rễ hoàn chỉnh thì mới đem trồng).

Trồng bằng củ giống:

Sau khi thu hoạch trong vòng 1 tuần, chọn củ tốt không sâu bệnh để trồng. Cắt củ thành từng miếng dài rộng 5 - 7cm chấm mặt cắt vào tro bếp, để nơi khô ráo cho khô vết cắt rồi đem trồng thẳng xuống hốc hoặc trồng vào bầu.

Có thể ủ cho củ nảy mầm để trồng. Cắt củ lấy nửa trên, chấm mặt cắt vào tro bếp để khô vết cắt. Đặt củ lên rơm rạ, bao tải hoặc trấu thành từng lớp, phía trên mỗi lớp củ rải tro bếp trộn phân lân. Trên cùng phủ rơm kín, che mát và thường xuyên tưới vừa đủ ẩm. Sau 2 - 3 tuần thì củ nhú mầm có thể đem trồng.

Bón phân chia làm 3 lần

Bón lót: Đổ lớp mùn rơm rạ, lá cây hoai mục xuống đáy hố. Rắc một lớp đất bột dày 5 - 10cm lên trên lớp mùn. Bón từ 25 - 30kg phân chuồng/hố. Phủ một lớp đất dày 5 - 10cm lên trên lớp phân chuồng. Đặt cây giống và phủ đất mùn, rơm rạ hoặc lá cây hoai mục lên trên cùng (tránh lấp vào mầm cây).
Lần 1: Sau khi trồng khoảng 01 tháng thì dùng siêu lân pha loãng tưới bổ sung theo tỷ lệ 2 muỗng (muỗng ăn cơm) cho bình 20 lít.

Lần 2: Sau khi cây mọc 50 - 60 ngày 100 – bón Siêu lân hữu cơ 

Lần 3: Sau khi trồng khoảng 03 tháng thì bón To củ mỗi gốc, phun (tưới) ướt đẫm.

Phân pha loãng với nước và phun hoặc tưới trực tiếp lên gốc, lên lá.

Chăm sóc:

Khi chồi cây phát triển được 10-20cm thì làm giàn cho sắn dây leo. Khi thân sắn cao khoảng 1m thì cuộn dây lại lần nữa, sau đó phủ đất và mùn lên trên nhằm mục đích tạo ra tầng củ thứ 2. Thường xuyên làm sạch cỏ, đảm bảo cho đất luôn tơi xốp và tạo độ ẩm cho đất để thân cây phát triển nhanh.

Cần cắm chà cho dây leo (cắm theo hình chữ A như cách trồng rau ăn quả), không cần cắt tỉa mà chỉ cần bắt dây cho leo chà, không nên cho dây chạm đất vì phần nào chạm đất thì có khả năng mọc rễ mới làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ sau này. Chỉ tưới nước khi khô hạn kéo dài còn thời tiết bình thường thì không cần phải tưới nước.

Giới thiệu phân bón Siêu lân tại đây

Giới thiệu phân bón To củ khoai mì khoai lang tại đây

Phòng trừ sâu bệnh:

Trước khi trồng nên xử lý đất để trừ sùng trắng bằng Basudin hạt, trong giai đoạn cây sinh trưởng phát triển cần chú ý sâu cuốn lá và rệp sáp.

Thu hoạch:

Sau khi trồng 9-10 tháng thì có thể tiến hành thu hoạch hoặc khi thấy lá trên cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và rụng dần (hiện tượng trút lá vàng) thì có thể thu hoạch được vì lúc đó củ đã đạt năng suất.

Trên đây là kỹ thuật trồng sắn dây mà QUỐC GIA XANH muốn chia sẻ đến bà con. Mong rằng bà con sẽ áp dụng được để nâng cao năng suất cho cây trồng.

#phanbon #caysanday #sạnday #chondat #chongiong #lamdat #trongvachamsocsanday #phongtrusaubenh #humicmaxus #sieulanhuuco #phanbontocu #thuhoach #baoquan #chuybonphan #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG

MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ

BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN

BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC

BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA

BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG

BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)

BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ

ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG

RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ

VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU

BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TIÊU

CẮT TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO CÂY CÀ PHÊ

CÁCH CỐ ĐỊNH, TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO DÂY HỒ TIÊU

KỸ THUẬT ĐỐN TỈA CÂY CHÈ

CẮT TỈA CÀNH, TẠO DÁNG CHO CÂY SẦU RIÊNG

KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH CHO CÂY NHÃN, VẢI

CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY CHANH DÂY

BỆNH HÉO RŨ TRÊN CHANH LEO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH ĐỐM NÂU (BÃ TRẦU) TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH VIRUS PHẤN TRẮNG TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 06 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com