MỘT BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

MỘT BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Việc chăm sóc Cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cho năng suất cao thì chúng ta cần nắm rõ và hiểu về một số bệnh. Sau đây Quốc Gia Xanh nêu một số bệnh thường gặp trên cây sầu riêng xin gửi đến các bạn đọc

  1. Bệnh cháy lá, chết đọt

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, bệnh thường xuất hiện và phát triển mạnh trong mùa mưa.

Trong điều kiện độ ẩm cao, thiếu ánh nắng, sợi nấm lây lan trực tiếp hoặc do hạch nấm di chuyển nhờ dòng nước.

Bón phân chuồng chưa ủ hoai, dùng rơm rạ, cây cỏ khô phủ đất nhưng có chứa mầm bệnh.

Do chế độ tưới nước không đúng như tưới nước vào buổi tối nấm phát triển.

Biểu hiện và tác hại bệnh

Vào thời gian những ngày mưa nắng xen kẽ, lá sầu riêng trong vườn ươm bị cháy từ gốc lên và dính lại với nhau, những cây bị bệnh nặng thường sẽ rụng hết lá khiến cành cây trở nên trơ trụi.

Nhìn lá như bị phỏng nước sôi, sau đó có màu vàng nâu, cuối cùng chuyển sang màu trắng xám.

Các lá thường dính lại với nhau thành chùm như tổ kiến, cũng có những trường hợp xuất hiện hạch tròn màu nâu nhạt, khi bệnh nặng lá sẽ rụng.

Bệnh làm khô chết lá, chết ngọn, các đọt non của cây bị thối đen, ảnh hưởng đến ra hoa kết quả. Cây sẽ không thể quang hợp được ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây.

Phòng trừ bệnh

  • Làm sạch đất và bón vôi cải tạo đất trước khi canh tác từ 15-20 ngày.
  • Nên bón phân hữu cơ sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cho cây, nếu bón phân chuồng nên ủ hoai và trộn ủ với các nấm đối kháng trước khi sử dụng.
  • Chọn các giống cây tốt, khỏe, sạch bệnh để trồng. Mua giống nới uy tín đảm bảo chất lượng cho cây.
  • Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải không nên quá dày.
  • Nên tỉa cành tạo tán cây, tạo độ thông thoáng
  • Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.
  • Vệ sinh vườn sạch sẽ, tránh tạo độ ẩm dưới gốc cây.
  • Bón phân cân đối cho cây, tưới nước nên tránh tưới nước vào buổi tối.
  • Ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ bên ngoài vào trong vườn trồng (từ rơm rạ, cỏ khô, nguồn nước chảy…)
  • Thu dọn các lá rụng ở vườn mang đi tiêu hủy.
  • Phun thuốc khi thấy cây vừa chớm bệnh bằng các loại thuốc chứa gốc đồng, Mancozeb, Metalaxyl, … phun theo nhãn hiệu trên bao bì.
  1. Bệnh xì mủ, chảy nhựa

Nguyên nhân phát bệnh

Nguồn bệnh Phytopthora đã có sẵn trong vườn do trồng cây sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như các cây cao su, hồ tiêu, dừa,…trước đây.

Điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặt lại không tỉa cành tạo tán…

Nguyên nhân do nước mưa chảy tràn, do côn trùng, không khí, vật dụng dụng cụ vệ sinh vườn ruộng,…

Biểu hiện và tác hại bệnh

Vết bệnh khô và có những lỗ nhỏ li ti trên vết bệnh, trên thân cành có vết nứt hoặc chảy nhựa, phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, thì đây chính là biểu hiện của bệnh.

Biểu hiện trên lá có những chấm đỏ màu nâu, sung nước và lan rộng nhanh, chấm tròn màu nâu đen, sủng nước và rìa chuyển sang màu vàng nhạt nhỏ.

Quả có chấm đen nhỏ sủng nước và lan rộng nhanh, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bào tử bên trên bề mặt của quả và có thể lây lan qua gió mưa.

Bệnh hình thành vết thối dần lan rộng và sâu làm hỏng phần bên trong của quả.

Bệnh gây nên hiện tượng chảy nhựa từ vết loét, chảy nhựa, cây khó hồi phục và trở nên suy yếu, thậm chí cây sầu riêng có thể chết nếu cây không thể vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng.

Phòng trừ bệnh

  • Làm sạch đất và bón vôi cải tạo đất trước khi canh tác từ 15-20 ngày.
  • Nên bón phân hữu cơ sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cho cây, nếu bón phân chuồng nên ủ hoai và trộn ủ với các nấm đối kháng trước khi sử dụng.
  • Chọn các giống cây tốt, khỏe, sạch bệnh để trồng. Mua giống nới uy tín đảm bảo chất lượng cho cây.
  • Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải không nên quá dày.
  • Phun tán cây với các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Photphonate, các loại gốc Đồng….(Ridomil, Aliette,…) dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ bị thối nâu rồi dùng thuốc bôi lên vết bệnh.
  • Dụng cụ dùng trước và sau nên khử trùng.
  1. Bệnh nấm trái

Biểu hiện và tác hại

  • Bệnh này do nấm Phytophthora palmivoragây ra, bệnh hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả nhất là vào mùa mưa.
  • Khi quả bị bệnh tấn công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhập vào trái thông qua những vết đục. Ban đầu chỉ là một chấm nhỏ sau đó nhanh chóng lan rộng và ăn sâu vào cuống và thịt trái, khiến trái bị hỏng và có mùi hôi thối.
  • Bệnh làm thân cây làm cho cây đổi màu chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ thân nứt ra chảy nhựa vàng, ảnh hưởng mạch dẫn của cây làm lá cây vàng úa rồi rụng dần.

Phòng trừ bệnh

  • Làm sạch đất và bón vôi cải tạo đất trước khi canh tác từ 15-20 ngày.
  • Nên bón phân hữu cơ sẽ giảm nguy cơ bị bệnh cho cây, nếu bón phân chuồng nên ủ hoai và trộn ủ với các nấm đối kháng trước khi sử dụng.
  • Chọn các giống cây tốt, khỏe, sạch bệnh để trồng. Mua giống nới uy tín đảm bảo chất lượng cho cây.
  • Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải không nên quá dày.
  • Vệ sinh vườn, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, tỉa cành theo định kỳ, thu gom lá mục và rác.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh chữa trị kịp thời.
  • Khi tỉa trái đợt cuối, tiến hành bao trái lại nhằm hạn chế sự tấn công của sâu bệnh. Nếu phát hiện vườn cây bị bệnh, cần nhanh chóng loại bỏ những trái hư hỏng ra khỏi vườn, tiêu hủy an toàn để tránh mầm bệnh lây lan.
  • Khi cây bị bệnh có thể phun đều lên tán các loại thuốc mancozed, Metalaxyl, Ridomil, Aliette,… phun theo chỉ dẫn trên bao bì.
  1. Bệnh đốm lá

Nguyên nhân phát bệnh

Nguồn bệnh Phomopsis durionis  đã có sẵn trong vườn do trồng cây sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phomopsis durionis  như các cây cao su, hồ tiêu, dừa,…trước đây.

Điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặt lại không tỉa cành tạo tán…

Nguyên nhân do nước mưa chảy tràn, do côn trùng, không khí, vật dụng dụng cụ vệ sinh vườn ruộng,…

Biểu hiện và tác hại của bệnh

  • Bệnh đốm biểu hiện đốm giữa lá to bằng hạt đỗ màu vàng, cây chậm phát triển, khi bị tấn công lá của cây có xu hướng rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, bệnh thường nghiêm trọng hơn khi cây sầu riêng còn nhỏ.
  • Dấu hiệu đầu tiên khi nấm bệnh tấn công là những đốm nhỏ có màu vàng hơn màu kích thước tăng dần và khiến lá cây bị rụng.

Phòng trừ bệnh

  • Chọn các giống cây tốt, khỏe, sạch bệnh để trồng. Mua giống nới uy tín đảm bảo chất lượng cho cây.
  • Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải không nên quá dày.
  • Vệ sinh vườn, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, tỉa cành theo định kỳ, thu gom lá mục và rác.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh chữa trị kịp thời.
  • Khi cây xuất hiện bệnh bà con nên dùng thuốc Difenoconazole hoặc Mancozeb + Meta Laxyl hoặc Copper Hydroxide phun trên lá 2 lần cách nhau 7-10 ngày để trị bệnh cho cây.
  • Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây, không bón nhiều phân đạm kết hợp bổ sung phân hữu cơ vi sinh cho cây để cây đủ dinh dưỡng phát triển và khả năng kháng bệnh tốt hơn.
  1. Bệnh vàng lá

Nguyên nhân phát bệnh

Nguồn bệnh Phythophthora và Fusarium  đã có sẵn trong vườn do trồng cây sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phythophthora và Fusarium  như các cây cao su, hồ tiêu, dừa,…trước đây.

Điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặt lại không tỉa cành tạo tán…

Nguyên nhân do nước mưa chảy tràn, do côn trùng, không khí, vật dụng dụng cụ vệ sinh vườn ruộng,…

Biểu hiện và tác hại của bệnh

  • Bệnh vàng lá trên cây sầu riêng do nấm Phythophthoravà Fusarium gây ra, khi bệnh tấn công lá bắt đầu ngả vàng sau đó rụng dần, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cây khó sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Ban đầu bệnh sẽ tấn công vào rễ cây, các rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần khiến cho cây chậm phát triển, sau đó dần lây lan tới phần thân cây phía trên khiến chảy nhựa thân, còn lá cây sẽ dần ngả vàng, sau đó rụng dần, thậm chí cây có thể chết nếu bệnh đã quá nặng.

Phòng trừ bệnh

  • Nếu pH đất trồng quá thấp cần bón vôi bột cho cây để nâng pH cho cây trồng.
  • Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, tiến hành tỉa cành tạo tán để vườn cây trở nên thông thoáng, tránh mầm bệnh xâm nhập tấn công cây trồng.
  • Không nên để ứ đọng nước quanh gốc cây vào mùa mưa.
  • Khi vườn phát bệnh, dùng thuốc chứa hoạt chất Cymoxanil, Mancozeb, Metalaxyl,… để tưới vùng gốc rễ cho cây và phun lên tán cây theo nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc, khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
  • Bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh ủ với nấm đối kháng Trichoderma bón cho cây nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào vườn, tấn công rễ cây.
  1. Bệnh nấm hồng

Nguyên nhân phát bệnh

Nguồn bệnh Erythricium salmonicolor đã có sẵn trong vườn do trồng cây sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Erythricium salmonicolor như các cây cao su, hồ tiêu, dừa,…trước đây.

Điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặt lại không tỉa cành tạo tán…

Nguyên nhân do nước mưa chảy tràn, do côn trùng, không khí, vật dụng dụng cụ vệ sinh vườn ruộng,…

Biểu hiện và tác hại của bệnh

Bệnh ban đầu có màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây. Bệnh làm vỏ cành chỗ bị hại khô và rụng lá, cuối cùng làm cành chết khô.

Phòng trừ bệnh

  • Chọn các giống cây tốt, khỏe, sạch bệnh để trồng. Mua giống nới uy tín đảm bảo chất lượng cho cây.
  • Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải không nên quá dày.
  • Vệ sinh vườn, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, tỉa cành theo định kỳ, thu gom lá mục và rác.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh chữa trị kịp thời.
  • Để chống mầm bệnh phát triển, bà con nên trồng cây với mật độ thưa, tỉa cành định kỳ để vườn được thông thoáng.
  • Những cành bệnh nặng và chết do bệnh nên nhanh chóng cắt bỏ và tiêu hủy tránh việc lây lan. Nơi vết cắt cần được quét vôi thuốc để tránh việc mầm bệnh xâm nhập.
  • Phun ngừa các loại thuốc chứa Mancozeb, Gốc Đồng, Metalaxyl,… quét thuốc lên vết bệnh khi bệnh mới xuất hiện và ở các vị trí bệnh có thể xuất hiện
  • Lưu ý: Cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cây giai đoạn phục hồi dùng phân hữu cơ Chim yến, Siêu lân hữu cơ + Humic max Us để cây có thể kích rễ và ổn định pH, đâm chồi, đẻ nhánh phát triển cây, giúp cây ra hoa đồng đều, đậu trái, phục hồi cây sau thu hoạch. Thời kỳ ra hoa đậu trái chúng ta dùng Lớn trái nhanh giúp trái lớn đồng đều, nhanh, nhẵn bóng, ngừa rụng trái, đặc ruột, chín đều đẹp.
  • #phanbon #phanbonla #phan #caysaurieng #benhchayla #benhchetdot #benhnamhong #benhvangla #benhdomla #benhnamtrai #benhximu #benhchaynhua #sauthuhoach #phuchoi #quocgiaxanh

CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI BÓN VÔI CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NHỮNG LƯU Ý BÓN PHÂN KHI CÂY TRỒNG BỊ BỆNH VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY TRỒNG
MỘT SỐ CÂY TRỒNG GIÚP XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ RẤT HIỆU QUẢ
BỆNH ĐỐM PHẤN (SƯƠNG MAI) VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH RỆP APHIDS VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BỆNH KHẢM LÁ TRÊN CÂY SẮN
BIỂU HIỆN BỆNH BẠC LÁ VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHỤC HỒI CÂY SAU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
BỆNH THỐI RỄ ĐEN TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH ĐỐM SỌC VI KHUẨN TRÊN CÂY LÚA
BỆNH HÉO RŨ (HÉO VÀNG) TRÊN CÂY TRỒNG
CÁC BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
BỆNH CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT CỦA BỘ RỄ CÂY TRỒNG
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HỒ TIÊU
ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN I.P.M (TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP)
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN NHƯNG XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG KHU VƯỜN NHÀ BẠN RẤT HIỆU QUẢ
ƯU ĐIỂM PHÂN BÓN LÁ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRONG ĐÓ CẦN CHÚ Ý NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN 4 ĐÚNG
RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ
VE SẦU GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
HIỂU BIẾT VỀ BỆNH NẤM HỒNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM TRÊN CÂY TIÊU
BỆNH CHẾT NHANH TRÊN CÂY TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
BỆNH TIÊU ĐIÊN TRÊN CÂY HỒ TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH XOĂN LÁ, XOẮN NGỌN TRÊN CHANH DÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TIÊU
CẮT TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO CÂY CÀ PHÊ
CÁCH CỐ ĐỊNH, TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO DÂY HỒ TIÊU
KỸ THUẬT ĐỐN TỈA CÂY CHÈ
CẮT TỈA CÀNH, TẠO DÁNG CHO CÂY SẦU RIÊNG
KỸ THUẬT CẮT TỈA, TẠO HÌNH CHO CÂY NHÃN, VẢI
CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY CHANH DÂY
BỆNH HÉO RŨ TRÊN CHANH LEO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH ĐỐM NÂU (BÃ TRẦU) TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
BỆNH VIRUS PHẤN TRẮNG TRÊN CHANH DÂY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK QUỐC GIA

Địa chỉ: Đường Trần Phú, Thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên.

Tel:   02573 506 678            Hotline: 0843 477 788

Email: phanbonquocgiaviet@gmail.com        

Website: http://phanbonquocgiaviet.com